Lò hơi và các vấn đề liên quan cần quan tâm

1. Những vấn đề do nước trong lò hơi gây ra.

 ĐÓNG CÁU:

Khi nước được đun nóng và chuyển sang thể hơi, các chất ô nhiễm đi vào theo nước bổ sung và tích tụ lại trong lò hơi. Chức năng của lò hơi tương tự một thiết bị chưng cất, tạo ra nước tinh khiết dạng hơi và để lại một lượng khoáng đậm đặc cùng nhiều chất ô nhiễm khác trong lò hơi. Chất rắn hòa tan dưới tác dụng nhiệt chuyển thành dạng không tan và hình thành cáu cặn. Có thể nêu vài lọai cáu cặn điển hình trong lò hơi như calcium carbonate (CaCO3), calcium sulfate (CaSO4), and calcium silicate (CaSi O3)
ĂN MÒN:

Ăn mòn là một thuật ngữ chung chỉ sự chuyển đổi một kim loại thành một hợp chất hòa tan. Trong trường hợp kim loại trong lò hơi, sự ăn mòn là sự biến đổi thép thành rỉ sét.

Trong lò hơi có 2 loại ăn mòn thường thấy:

1. Ăn mòn do Oxy: thường thấy trên các ống và khu vực nước cấp.

2. Ăn mòn pH thấp: thường thấy trong hệ thống ngưng tụ.

Sự ăn mòn của một trong hai loại trên có thể dẫn đến hư hỏng các thiết bị của hệ thống lò hơi. Các chất sinh ra do ăn mòn gây nghẽn nghẹt trong ảnh hưởng xấu đến trao đổi nhiệt và dẫn đến thất thóat nhiệt

LÔI CUỐN THEO HƠI:

Lôi cuốn theo hơi gây ra do bơm tràn nước hoặc sủi bọt. Bơm tràn hoặc văng nước là sự văng bắn mạnh đột ngột nước cuốn theo đường hơi, thường do điều kiện vận hành cơ học. Việc bơm tràn hoặc văng bắn nước có thể tạo cáu cặn đóng trong các van hơi trong thời gian ngắn. Sự tạo bọt bền trong nước lò hơi có thể bị lôi cuốn theo đi vào đường hơi. Qua một thời gian, cặn hình thành có thể bít nghẹt đừng hơi hoặc đường hồi cấp.

2. Lò hơi bị ăn mòn hoặc đóng cáu cặn gây ảnh hưởng gì ?

Lớp cáu gây ra sự tắc nghẽn đường ống, tạo sự cách nhiệt trong đường ống, giảm hiệu suất nhiệt dẫn đến tình trạng nồi hơi quá nhiệt làm hư hỏng kim loại. Các lớp cáu cặn trong các đường ống của nồi hơi gây tắc nghẽn cũng dẫn đến quá nhiệt. Sự ăn mòn có thể xảy ra bên dưới các lớp cáu, thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ (lủng) các đường ống.

Ngoài ra trong nước còn chứa rất nhiều khí hòa tan như Oxy và CO2. Oxy gây Oxýt hóa kim loại vừa làm giảm tính bền chắc của kim loại vừa làm hư hỏng kim loại và tạo ăn mòn.

3. Để đạt hiệu quả tốt nhất, xử lý nước lò hơi cần dựa trên nhữngnguyên tắc gì?

Do các vấn đề ảnh hưởng đến lò hơi như trên, xử lý nước lò hơi thường dựa trên 3 nguyên tắc chính là:       

  • Ngăn chặn oxy hòa tan gây oxýt hóa làm kim loại bị hư hại, bị ăn mòn, giảm độ dày.

  •  Kiểm soát cáu cặn, ngăn ngừa cáu đóng trên bề mặt ống.

  • Kiểm soát ăn mòn

 4. Cụ thể hơn, phương án xử lý nước lò hơi như thế nào?

Việc đề ra một phương án nên do một nhà cung cấp có kinh nghiệm. Có thể tóm tắt chung qua 2 giai đoạn:  Xử lý bên ngoài (external) và xử lý bên trong (internal).

Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế có thể thay đổi cho phù hợp.

  • Xử lý bên ngoài là tùy theo chất lượng nước, lắp thêm bộ xử lý như softener (làm mềm) hoặc demineralizer (khử khóang).

  • Xử lý bên trong là dùng hóa chất đưa thêm vào nước cấp để khử các chất gây ăn mòn và đóng cáu trong nồi hơi.

5. Thiết bị làm mềm nước (water softener) là gì?

Hệ thống hay thiết bị làm mềm nước (water softener) là một thiết bị trao đổi ion để khử calcium và magnesium trong nước cấp lò hơi và thay thế bằng các ion Na+.

6. Nước được khử ion và nước được khử khoáng có ảnh hưởng gì đến lò hơi?

Sử dụng nước khử ion/khoáng cho lò hơi để giảm tối thiểu độ cứng. Tuy nhiên cần chú ý: nước được khử ion/khoáng sẽ gây ăn mòn lò hơi nếu như không xử lý bằng hóa chất thích hợp hoặc không khử khí hoàn toàn.

7. Tại sao đã có hệ thống làm mềm vẫn cần xử lý hóa chất ?

Thiết bị làm mềm nước không thể xử lý tuyệt đối độ cứng, dư lượng thường còn lại khoảng 1-4ppm. Độ cứng tồn lưu này tích lại vẫn tạo thành lớp cáu. Đó là chưa tính đến có những thời điểm softener chưa được rửa ngược đủ hoặc hạt nhựa sử dụng lâu giảm chất lượng.

Do vậy, dù có softener, vẫn cần xử lý hóa chất vì yêu cầu của nước lò là độ cứng phải được khử hoàn toàn. Chi phí hóa chất sẽ giảm và ổn định vì softener đã đảm nhiệm một phần trong xử lý độ cứng.

Chủng loại hóa chất sử dụng và liều dùng sẽ tùy thuộc các thiết bị tiền xử lý (softener), chất lượng nước và điều kiện của hệ thống.

8. Ngược lại, có thể xử lý hóa chất mà không cần hệ thống làm mềm?

Có thể được, tất nhiên là chi phí tăng hơn vì phải tăng lượng hóa chất. Trong trường hợp này, kinh nghiệm và kế hoạch xử lý của nhà cung cấp hóa chất có ảnh hưởng nhiều đến kết quả.

Thông tin liên quan

© Copyright by caucanlohoi.com Designed by Viễn Nam
image