SỰ CẦN THIẾT KIỂM SOÁT BỒN CHỨA NƯỚC CẤP LÒ HƠI

Nước sau khi qua hệ thống làm mềm được chứa trong bồn chứa và cấp cho lò hơi. Về lý thuyết chất lượng nước ở bồn chứa nước cấp lò là tương đương với nước mềm sau khi qua hệ thống làm mềm. Chất lượng nước bồn chứa nước cấp phải đạt các giới hạn kiểm soát sau:

Nhưng thực tế bồn chứa nước cấp lò hơi luôn không đạt giới hạn kiểm soát như trên, thậm chí nhiều trường hợp chất lượng nước bồn chứa rất xấu so với chất lượng nước mềm cho dù nước mềm đạt yêu cầu.

Bồn chứa nước cấp lò không đạt yêu cầu cấp cho lò hơi cũng chính là nguyên nhân gây ra các sự cố trong lò hơi như: độ cứng cao, TDS cao, pH cao gây ra sôi bồng… Vậy nguyên nhân nào làm nước  bồn chứa xấu hơn nước mềm:

Đối với hệ thống có sử dụng hơi hồi về thì nhiệt độ trong bồn chứa nước cao khoảng 70-80 oC, quá trình bốc hơi xảy ra liên tục như trong lò hơi. Quá trình cô đặc xảy ra làm cho nồng độ các chỉ tiêu tăng lên và vượt nhiều lần so với giới hạn kiểm soát.

Khi lò hơi xả ra hiện tượng sôi bồng nước lò bị cuốn theo đường hơi hồi về bồn chứa làm cho chất lượng nước bồn chứa xấu hơn nước mềm. 

Bồn chứa không được xả đáy hàng ngày các tạp chất có trong nước lắng đọng và tích tụ cũng là nguyên nhân làm cho nước bồn chứa xấu hơn. 

Vào thời điểm hệ thống làm mềm đang tái sinh hoặc gặp sự cố hoặc không đủ công suất cho lò hoạt động, bắt buộc sử dụng nước pypass cấp thẳng vào bồn chứa mà không qua xử lý, làm cho nước bồn chứa không đạt yêu cầu cấp cho lò hơi. 

Làm sao đ��� cải thiện chất lượng bồn chứa nước cấp lò hơi:

Thiết kế hệ thống làm mềm đáp ứng công suất hoạt động của lò hơi. 

Vận hành lò hơi đúng công suất thiết kế. 

Lấy mẫu kiểm tra pH, TDS và so sánh với chất lượng nước mềm, tiến hành xả đáy hàng ngày nhằm loại bỏ cáu cặn và tạp chất lắng đọng

Thông tin liên quan

© Copyright by caucanlohoi.com Designed by Viễn Nam
image