Xử lý nước sông cấp cho lò hơi
Nước sông với đặc điểm độ đục cao, nhiều phù sa, tảo; nhìn cảm quan không tốt bằng nước giếng tuy nhiên hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS), Độ cứng tổng (Hardness), Clorua (Cl-) thấp. Những chỉ tiêu này nếu cao sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đóng cặn và ăn mòn trong lò hơi vì vậy việc xử lý nước sông để cấp cho lò hơi theo chúng tôi là tốt hơn nhiều so với việc sử dụng nước giếng.
Công nghệ xử lý có thể áp dụng là keo tụ lắng, lọc, làm mềm (bằng phương pháp trao đổi ion). Tùy theo điều kiện từng nhà máy mà có thể áp dụng quy trình sau để xử lý nước sông cấp cho lò hơi:
NƯỚC SÔNG--> KEO TỤ--> LẮNG--> LỌC--> LÀM MỀM--> SỬ DỤNG
Nước sông nên lấy những vị trí tránh nguồn nước thải, nếu có thể nên chọn lấy nước ở nhánh chính thay vì nhánh con.
Keo tụ: hóa chất keo tụ thường sử dụng là PAC (Poly Aluminium Chloride) liều lượng 15-30 g/m3, pha thành dung dịch 10-20%. Nếu keo tụ không tốt có thể châm thêm hóa chất nâng pH 6.5-8.5 để tăng hiệu quả keo tụ. Bể keo tụ có thế xây betong hoặc gia công thiết bị bằng thép.
Lắng: Nước sông sau khi châm hóa chất keo tụ được cho qua bể lắng để lắng bùn, nước sạch được đưa qua thiết bị lọc. Ở bế lắng phải thiết kế van xả đáy để xả bùn. Ở đáy bể lắng có thể vát góc tạo chóp phễu để dể xả bùn. Bể lắng cũng có thể xây dựng betong hoặc gia công bằng thép.
Lọc: Nước sau khi lắng bùn cho qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ không lắng được. Tùy theo mục đích sử dụng có thể sử dụng lọc thô (than, cát sỏi) hoặc kết hợp Lọc thô và lọc tinh (lõi nén). Định kỳ rửa lọc để tránh tắt nghẽn. Nước sau khi qua hệ thống lọc phải trong, không còn cặn lơ lửng vì những cặn này sẽ bám vào hạt nhựa làm giảm hiệu quả trao đổi ion.
Làm mềm (softener), nước sau khi lắng lọc trong tương đương nước sinh hoạt có thể cấp cho hệ thống làm mềm, nước qua hệ thống làm mềm sẽ hấp thụ ion Ca2+, Mg2+, đảm bảo độ cứng <3mg/l, sau thời gian hoạt động (2-3 ngày) hạt nhựa không còn khả năng trao đổi ion cần dùng dung dịch muối (NaCl) để tái sinh lại hạt nhựa.